Phát triển cụm công nghiệp xanh, thông minh: Vệ tinh chiến lược cho công nghiệp vùng

Sự hình thành tỉnh mới với không gian phát triển mở rộng đang tạo ra bước ngoặt trong định hướng phát triển công nghiệp. Trong đó, các cụm công nghiệp (CCN) không chỉ là điểm tựa cho sản xuất địa phương mà còn đóng vai trò vệ tinh chiến lược, chia sẻ chức năng, hỗ trợ và giảm tải cho các khu công nghiệp (KCN) lớn. Đặc biệt, xu hướng phát triển CCN theo hướng xanh, thông minh đang được xem là lời giải cho mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc vùng đất di sản.

6 ngày trước

Chất lượng đại hội cấp cơ sở tạo đà tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương

Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng với các đại biểu, đảng viên tại Đại hội cơ quan Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2025-2030. (Ảnh Đăng Khoa) Qua theo dõi 9 đại hội đảng bộ cấp cơ sở đã hoàn thành trong tháng 6/2025 cho thấy, trong bối cảnh đồng thời phải triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, các cấp ủy đã chú trọng chỉ đạo tiến hành tổ chức thành công đại hội đảng bộ. Chất lượng đại hội được khẳng định trên cả hai phương diện văn kiện và nhân sự cấp ủy, tạo đà để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương lần thứ I nhiệm kỳ 2025-2030.Nhất quán, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hànhQuán triệt các chỉ đạo của Trung ương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đại hội được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các cấp ủy. Các đảng bộ trực thuộc đã chủ động cụ thể hóa Kế hoạch của Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương thành các kế hoạch, chương trình hành động sát thực, gắn với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của từng cơ quan, đơn vị; bảo đảm tổ chức đại hội đúng định hướng, tiến độ và đạt chất lượng cao. Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương đã thành lập các Tiểu ban phục vụ Đại hội, phân công rõ nhiệm vụ các Tiểu ban, bảo đảm triển khai đồng bộ, bài bản và hiệu quả công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội ở cả cấp cơ sở, cấp trên cơ sở và cấp Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, thể hiện tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng bộ trong năm 2025.Đại hội đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân chung sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn đạt nhiều thành tựu, kết quả quan trọng, nổi bật, toàn diện trên các lĩnh vực. Đồng thời với công tác sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã đi vào giai đoạn nước rút để vận hành thông suốt chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025, công tác chuẩn bị đại hội được các đảng bộ tiến hành toàn diện, kỹ lưỡng, chu đáo. Các cấp ủy tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý các văn kiện đại hội một cách dân chủ, thẳng thắn, trí tuệ, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Trên tinh thần báo cáo chính trị của đảng bộ là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác.Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Ban Tổ chức Trung ương. (Ảnh: Duy Linh) Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy bảo đảm tính chiến đấu, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đánh giá đúng, khách quan, toàn diện, trung thực về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ. Văn kiện đại hội của các đảng bộ đã tổng kết toàn diện, khách quan kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025, bổ sung, cập nhật kịp thời các chủ trương mới của Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư Tô Lâm; dự báo tình hình và đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ có tính khả thi cho nhiệm kỳ 2025-2030 với nhiều giải pháp đột phá, tầm nhìn dài hạn, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Trong đó tập trung vào các vấn đề lớn: xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; đổi mới phương thức lãnh đạo; nâng cao chất lượng tham mưu, chiến lược; phát triển đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên giáo-dân vận, tổ chức, kiểm tra, nội chính...Điểm nổi bật trong công tác xây dựng văn kiện của các đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương là tinh thần nghiêm túc và đổi mới. Cùng với việc xây dựng văn kiện của đại hội cấp mình, các đảng bộ đã tổ chức nghiêm túc việc thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương lần thứ I và dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.Việc góp ý được triển khai bài bản, phát huy trí tuệ tập thể, với tinh thần xây dựng, trách nhiệm, tập trung vào những nội dung lớn như: định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới; tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; hoàn thiện thể chế, cơ chế kiểm soát quyền lực; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Công tác nhân sự nhiệm kỳ 2025-2030 được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, có sự kế thừa, ổn định và phát triển. Các đồng chí được giới thiệu tham gia cấp ủy đều bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cơ quan, đơn vị.Tính đến hết tháng 6/2025, 100% chi bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận và đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ đã hoàn thành tổ chức đại hội, bảo đảm đúng quy trình, quy định, thời gian theo kế hoạch. 9/9 đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương đã hoàn thành đại hội đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.Tạo động lực mới, khí thế mới hoàn thành các nhiệm vụ đề raTrong điều kiện đồng thời triển khai thực hiện nhiều nội dung công việc quan trọng, việc hoàn thành đại hội bảo đảm chất lượng, tiến độ cho thấy sự quyết liệt và nghiêm túc của cấp ủy các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, tạo không khí chính trị sôi nổi, lan tỏa tinh thần đổi mới trong toàn Đảng bộ. Ghi nhận thực tế từ kết quả đại hội cấp cơ sở thuộc Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, điểm nổi bật là các cấp ủy đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp sáng tạo, đổi mới, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, nhất là đối với những vấn đề mới và khó. Ngay sau đại hội, các cấp ủy đã chủ động cụ thể hóa các định hướng lớn thành các mục tiêu, giải pháp thiết thực, phù hợp đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện.Tiếp tục lan tỏa tinh thần đổi mới, tích cực, tạo nền tảng thống nhất về tư tưởng, chính trị, phát huy tinh thần đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, hành động nhất quán, các cấp ủy trong Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. Nội dung tuyên truyền tập trung làm rõ những kết quả nổi bật trong thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025, phương hướng, mục tiêu nhiệm kỳ mới; bám sát định hướng của Trung ương và các mục tiêu lớn được xác định trong các dự thảo văn kiện đại hội cấp trên.Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Chủ tịch nước khóa IX, nhiệm kỳ 2025-2030. (Ảnh: THỦY NGUYÊN) Bên cạnh việc cổ vũ, lan tỏa tinh thần đại hội cấp cơ sở, công tác tuyên truyền chú trọng nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên; kịp thời định hướng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh phức tạp của môi trường truyền thông số. Các cơ quan thông tấn, báo chí bám sát tình hình, tích cực tham gia lan tỏa kết quả tổ chức các đại hội đảng bộ cấp cơ sở, tạo không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương.Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng Trung ương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào mừng đại hội. Tính đến tháng 6/2025, Đoàn thanh niên đã thực hiện 26 công trình an sinh xã hội, 11 công trình ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, 54 đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức 9 hội nghị, diễn đàn khoa học gắn với nhiệm vụ chuyên môn và giới thiệu 265 đoàn viên ưu tú để cấp ủy xem xét, bồi dưỡng, kết nạp Đảng. Các công trình không chỉ mang ý nghĩa chính trị, giáo dục sâu sắc mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh tuổi trẻ tiên phong, trách nhiệm trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Trung ương.Với phương châm “Đoàn kết-Trách nhiệm-Kỷ cương-Đột phá-Phát triển”, công tác tổ chức đại hội đảng bộ cấp cơ sở trong Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2025-2030 đã được triển khai bài bản, toàn diện, nghiêm túc, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Thường vụ Đảng ủy và sự gương mẫu, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng. Phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được, Ban Thường vụ Đảng ủy tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở, tiến tới tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.Nguồn: https://dangcongsan.vn/ 

Công khai tiến độ của tỉnh Ninh Bình

Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh Ninh Bình khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026

Ảnh: Quang cảnh kỳ họpDự khai mạc Kỳ họp có các đồng chí: Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí Uỷ viên UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh cùng các vị đại biểu HĐND tỉnh.Ảnh: Đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họpPhát biểu khai mạc Kỳ họp, đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Nhìn lại chiều dài lịch sử dân tộc, ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình là những địa phương có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, có đặc điểm tương đồng và gắn bó mật thiết về địa lý, kinh tế, xã hội. Trong suốt hơn một thế kỷ qua, ba tỉnh đã nhiều lần được chia tách, hợp nhất để phù hợp với yêu cầu phát triển từng thời kỳ. Đến nay, trước yêu cầu cấp thiết về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền, tạo nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình được hợp nhất. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, đánh dấu mốc lịch sử mới trong tiến trình phát triển của vùng đất địa linh nhân kiệt trung tâm Đồng bằng sông Hồng.Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Quốc Chỉnh cho biết, để chính quyền địa phương sau hợp nhất được vận hành ổn định, thông suốt theo chỉ đạo của Trung ương và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết nghị những nội dung quan trọng liên quan đến nhân sự, cơ cấu bộ máy của HĐND tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; kế hoạch tổ chức kỳ họp thường lệ năm 2025 của HĐND tỉnh…Sau phát biểu khai mạc, Kỳ họp nghe thông báo về số lượng và danh sách đại biểu HĐND tỉnh sau sắp xếp, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, số lượng đại biểu HĐND tỉnh Ninh Bình sau sắp xếp, nhiệm kỳ 2021-2026 có 128 đại biểu, trong đó: Số lượng đại biểu HĐND tỉnh Nam Định trước sắp xếp: 44 đại biểu; số lượng đại biểu HĐND tỉnh Hà Nam trước sắp xếp: 41 đại biểu; số lượng đại biểu HĐND tỉnh Ninh Bình trước sắp xếp: 43 đại biểu.Kỳ họp đã nghe thông báo Nghị quyết số 1726/NQ-UBTVQH15 ngày 24/6/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND tỉnh Ninh Bình. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ định đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Chỉ định các đồng chí: Bùi Hoàng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Đặng Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lê Xuân Huy, Tỉnh ủy viên; Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy viên; Mai Thanh Long, Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Chỉ định các đồng chí: Vũ Thị Kim, Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Trưởng Ban Pháp chế; Nguyễn Thị Nhung, Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách; Phạm Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.HĐND tỉnh cũng đã nghe thông báo Nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh về việc Phê chuẩn số lượng thành viên Ban và danh sách Phó Trưởng ban, Ủy viên các Ban của HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026, chỉ định Ủy viên UBND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, Ban Kinh tế - Ngân sách gồm 23 đại biểu; Ban Pháp chế gồm 20 đại biểu; Ban Văn hóa - Xã hội 18 đại biểu; Ủy viên UBND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 15 đồng chí.Ảnh: Đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tặng hoa chúc mừng các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh, Trưởng các Ban HĐND tỉnh.Ảnh: Đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tặng hoa chúc mừng lãnh đạo UBND tỉnh và các đồng chí Uỷ viên UBND tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2021-2026.Tại Kỳ họp, đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tặng hoa chúc mừng các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh, Trưởng các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh và các đồng chí Uỷ viên UBND tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2021-2026.Ảnh: Đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu chỉ đạo tại kỳ họpPhát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khẳng định: Việc hợp nhất ba tỉnh giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển - Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình - không chỉ là bước đi mạnh mẽ trong cải cách và tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, các kết luận, chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ mà còn là cơ hội chiến lược để mở rộng không gian phát triển toàn diện, bổ sung cho nhau, khắc phục được những hạn chế, qua đó tạo cơ hội, sức mạnh để bứt phá, tăng tốc phát triển, xây dựng tỉnh Ninh Bình mới là một trong những trung tâm phát triển năng động, hiện đại, bền vững của vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng chí nhấn mạnh: Việc tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp đòi hỏi sự đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là HĐND tỉnh - cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, là nơi hội tụ trí tuệ, bản lĩnh, khát vọng phát triển, là trung tâm đoàn kết và quyết sách mọi lợi ích lâu dài của Nhân dân.Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị HĐND tỉnh cần đặc biệt tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm: Nỗ lực, quyết liệt hơn nữa nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong các quyết sách; phát huy vai trò giám sát, nhất là đối với các lĩnh vực đầu tư công, đất đai, tài nguyên, cải cách hành chính để đảm bảo phát triển năng động và hiệu quả. Phát huy trí tuệ trong việc ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách mang tính đột phá tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực then chốt như du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ưu tiên phát triển đồng bộ hạ tầng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc của quê hương Ninh Bình.Bên cạnh đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cũng gợi mở một số vấn đề để UBND tỉnh, các cơ quan tham mưu, giúp việc UBND tỉnh sớm tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển. Trong đó, trước mắt cần bắt tay ngay vào công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là đầu tư tuyến đường kết nối 3 thành phố trước đây (Nam Định, Hoa Lư, Phủ Lý) và một số dự án trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghiệp, kết nối hạ tầng các khu công nghiệp với các tuyến đường quốc gia; thu hút các nhà đầu tư quốc tế... Nghiên cứu, đề xuất các chính sách thu hút nguồn nhân lực. Tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh văn hoá, lịch sử của quê hương để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch vui chơi, giải trí… Đồng thời cần rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư, an sinh xã hội của 3 tỉnh trước đây để tham mưu điều chỉnh thống nhất, phù hợp.Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tin tưởng với tiềm năng, lợi thế từ vị trí địa lý chiến lược, bề dày truyền thống văn hóa - lịch sử - cách mạng, cùng hệ thống chính trị đồng bộ, đoàn kết; với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ và trách nhiệm cao, HĐND tỉnh Ninh Bình sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng đưa quê hương Ninh Bình bước vào giai đoạn phát triển nhanh, bền vững với tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn lên mạnh mẽ.Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo quan trọng, sâu sắc, toàn diện và tâm huyết của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. HĐND tỉnh sẽ phát huy tốt vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống chính trị, đồng hành cùng UBND tỉnh, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành, quản lý, giữ vững kỷ cương, góp phần đưa tỉnh Ninh Bình phát triển vững vàng, xứng đáng với tiềm năng, vị thế và niềm tin của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh.Tiếp đó, HĐND tỉnh đã nghe Tờ trình về việc đề nghị thành lập các Ban của HĐND tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2021-2026; Tờ trình về thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2021-2026; Tờ trình về kế hoạch tổ chức kỳ họp thường lệ năm 2025 của HĐND tỉnh; Tờ trình thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh.Với tinh thần dân chủ, đồng thuận cao, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 04 dự thảo nghị quyết.Phát biểu bế mạc Kỳ họp, đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Sau thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết và trách nhiệm, Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Ninh Bình khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đây là Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định nhiều nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, tạo cơ sở để chính quyền địa phương vận hành ổn định, hiệu quả trong thời gian tới. Tại Kỳ họp, HĐND tỉnh nhất trí cao và biểu quyết thông qua 04 Nghị quyết. Trong đó có 03 Nghị quyết về tổ chức và nhân sự, là cơ sở để kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo đảm sự lãnh đạo, điều hành liên tục, hiệu lực, hiệu quả ngay từ những ngày đầu của chính quyền địa phương cấp tỉnh sau hợp nhất.Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân trong tỉnh, đồng chí đề nghị: Trong quá trình hoạt động, các cấp, các ngành cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các mục tiêu, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trọng tâm là tập trung vào bốn đột phá lớn theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị về: Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới; về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; về phát triển kinh tế tư nhân.Trên cơ sở các Nghị quyết đã được Kỳ họp thông qua, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương tổ chức thực hiện, ổn định tổ chức, kiện toàn bộ máy hành chính theo đúng quy định; chú trọng xây dựng quy chế hoạt động; bảo đảm hoạt động của chính quyền các cấp đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện mới, với phương châm “Vận hành thông suốt - hiệu lực - hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở”.Đồng chí cũng đề nghị UBND tỉnh sớm xây dựng và ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, xây dựng quy hoạch tỉnh bảo đảm xứng tầm với quy mô và vị thế của tỉnh sau hợp nhất, thể hiện rõ tư duy đổi mới, định hướng chiến lược dài hạn, lấy phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân làm mục tiêu xuyên suốt; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh vùng trung tâm Đồng bằng sông Hồng…Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và từng đại biểu HĐND tỉnh cần tiếp tục phát huy vai trò, chủ động, tích cực tham gia xây dựng chính sách, quyết định những định hướng lớn, thực hiện tốt chức năng giám sát để bảo đảm các nghị quyết của HĐND tỉnh được triển khai hiệu quả, đi vào thực tiễn đời sống; đồng thời giữ mối liên hệ mật thiết với Nhân dân, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri, từ đó củng cố niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tăng cường phối hợp chặt chẽ với HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, huy động sức mạnh tổng hợp để cùng chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Việc hợp nhất tỉnh không chỉ là sự sắp xếp lại địa giới hành chính, mà còn là một bước đi chiến lược nhằm tạo lập thế và lực mới cho sự phát triển lớn mạnh, bền vững và hội nhập sâu rộng trong thời đại mới. Tỉnh Ninh Bình hôm nay là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, ý chí đổi mới và khát vọng phát triển. Tin tưởng rằng, với truyền thống lịch sử hào hùng, tinh thần đổi mới sáng tạo và quyết tâm chính trị cao, tỉnh Ninh Bình sau hợp nhất sẽ sớm ổn định tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo bứt phá trong phát triển, cùng cả nước bước vào “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”.Nguồn: https://dbqh.hdnd.ninhbinh.gov.vn/

Đảm bảo vận hành thông suốt Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Yên Từ (mới). Ảnh: Trường GiangNgay sau khi có chỉ đạo về việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Trung ương, UBND tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến tổ chức lại hệ thống thông tin phục vụ chính quyền số. Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam, Nam Định thảo luận, thống nhất tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành phương án lựa chọn các Hệ thống thông tin dùng chung. Nguyên tắc được đặt ra là “lựa chọn một hệ thống tốt nhất” thay vì “tích hợp cơ học”, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, đồng thời bảo đảm các hệ thống thiết yếu sẵn sàng hoạt động từ ngày đầu vận hành mô hình mới. Quá trình triển khai thực hiện đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành, địa phương và các đối tác công nghệ lớn như VNPT, Viettel để giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho cơ sở.Đến thời điểm hiện tại, các Hệ thống thông tin dùng chung thiết yếu đã được rà soát, tổ chức lại một cách khoa học, bảo đảm sẵn sàng đưa vào vận hành chính thức. Trong đó, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC được lựa chọn triển khai là hệ thống hiện hành của tỉnh Ninh Bình, vốn được đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, có nhiều ưu điểm vượt trội, đồng thời được nhà cung cấp hỗ trợ nâng cấp, điều chỉnh miễn phí. Tính đến ngày 27/6/2025, toàn bộ 1.616 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã được tích hợp thành công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời tỉnh đã công bố đầy đủ 292/292 danh mục thủ tục hành chính mới theo mô hình 2 cấp.Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh cũng đã được kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm liên thông giữa các cấp từ tỉnh đến xã. Việc cấp phát chữ ký số cho cán bộ, lãnh đạo các cấp đã hoàn tất, bảo đảm luồng gửi, nhận văn bản điện tử thông suốt, kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai theo hướng sử dụng song song hai nền tảng: Viettel phục vụ khối chính quyền, VNPT phục vụ khối Đảng và đoàn thể. Cách làm này không chỉ giúp tối ưu hạ tầng sẵn có, mà còn tránh lãng phí nguồn lực.Kết quả kiểm tra tại các điểm cầu cho thấy, thiết bị đầu cuối đã được trang bị đầy đủ, băng thông đường truyền bảo đảm, hình ảnh, âm thanh rõ ràng, ổn định. Việc tổ chức họp thử giữa tỉnh và xã, cũng như giữa các xã với nhau, đều đạt kết quả tốt, bảo đảm khả năng tổ chức các cuộc họp, giao ban, chỉ đạo điều hành ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình mới.Các hệ thống thiết yếu khác như Hệ thống thông tin báo cáo, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, Cổng Thông tin điện tử tỉnh cũng đã được nâng cấp đồng bộ. Tỉnh đã thực hiện rà soát toàn diện, khắc phục các lỗi kỹ thuật, đồng thời đảm bảo chuẩn hóa quy trình, cấu trúc dữ liệu theo hướng dùng chung, liên thông và tích hợp.Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kim Đông giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Hồng GiangCùng với việc hoàn thiện về hạ tầng công nghệ, tỉnh Ninh Bình rất chú trọng đến yếu tố con người. Cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công các xã, phường mới đã được tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về vận hành hệ thống, sử dụng chữ ký số, xử lý tình huống kỹ thuật cũng như cập nhật dữ liệu và giải quyết TTHC theo quy trình mới. Bên cạnh đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã thiết lập 3 đường dây nóng, hoạt động liên tục để tư vấn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.Để đánh giá tổng thể khả năng vận hành của hệ thống trước khi đi vào chính thức, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền điện tử 2 cấp tại 7 xã, phường mới vào ngày 20/6/2025. Buổi thử nghiệm được tiến hành theo kịch bản thực tế, với các tình huống giả định sát với hoạt động thường ngày. Đồng chí Tạ Quang Phương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Trong lần vận hành thử này, chúng tôi vận hành đồng thời các hệ thống: Quản lý văn bản và điều hành, Thông tin giải quyết TTHC và Hội nghị trực tuyến. Tất cả được thực hiện trong điều kiện thật, với cán bộ thật, quy trình thật. Kết quả cho thấy các chức năng vận hành ổn định, quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ hành chính diễn ra trơn tru. Đây là bước chạy đà kỹ lưỡng, tạo nền tảng để vận hành chính thức không gặp trục trặc”.Tham gia vận hành thử nghiệm tại điểm cầu xã Kim Đông, đồng chí Phạm Văn Thi, công chức Tư pháp hộ tịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công cho biết: “Quy trình xử lý văn bản và thủ tục hành chính được thực hiện rõ ràng, nhanh gọn. Đặc biệt, với sự hỗ trợ trực tiếp của cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ, nhân viên VNPT, chúng tôi không còn lo lắng về việc bị gián đoạn trong ngày đầu triển khai chính thức”.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giải pháp công nghệ hợp lý, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương và đơn vị công nghệ, tỉnh Ninh Bình đã sẵn sàng cho việc vận hành Hệ thống thông tin phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp một cách thông suốt, hiệu quả. Điều này không chỉ góp phần hiện đại hóa nền hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch.

  • Đang truy cập20
  • Hôm nay191
  • Tháng hiện tại13,630
  • Tổng lượt truy cập1,309,041

Bão Wipha khả năng tăng cấp trở lại, hướng vào đất liền nước ta

Đến trưa nay, bão Wipha sẽ đi vào Vịnh Bắc bộ, cường độ có thể tăng lên 1-2 cấp. Theo dự báo, đến ngày mai, bão sẽ đổ bộ khu vực từ Nam Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa với cường độ cấp 9-10, giật 13.Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hồi 7h ngày 21/7, tâm bão Wipha (bão số 3) trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông.Sức gió mạnh nhất cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20km/h.Các chuyên gia dự báo sáng đến trưa nay, bão sẽ đi vào Vịnh Bắc bộ, cường độ có thể tăng lên 1-2 cấp. Đến ngày 22/7, bão sẽ áp sát bờ và đổ bộ khu vực từ Nam Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa với cường độ cấp 9-10, giật 13.Đến ngày 23/7, bão suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An.Do ảnh hưởng của bão, khu vực phía Tây Bắc Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 9, giật cấp 11; sóng cao 4-6m, biển động rất mạnh.Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, đảo Hòn Dấu) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14; sóng 3–5m, biển động dữ dội.Khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; sóng 2-4m, biển động rất mạnh.                                                                                                                                    Bão Wipha sẽ mạnh cấp 10-11, giật cấp 14 khi vào đất liền nước ta (Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai).Dự báo từ tối và đêm 21/7, vùng ven biển Quảng Ninh - Nghệ An gió mạnh dần lên cấp 7-9, gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; sâu trong đất liền gió cấp 6, giật cấp 7-8. Gió cấp 10-11 có thể gây đổ cây, cột điện, tốc mái.Bên cạnh đó, từ ngày 21 đến 23/7, khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa rất to 200-350mm, có nơi trên 600mm. Các nơi khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh mưa 100-200mm, có nơi trên 300mm.Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nguy cơ cao mưa lớn cường suất trên 150mm/3h gây lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu vùng trũng thấp.

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH SAU BÃO LỤT VÀ MƯA LŨ

Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết.Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau lụt bão, mưa lũ Uỷ ban nhân dân Phường Duy Hà khuyến cáo người dân về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong lụt bão, mưa lũ, cụ thể:Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Đối với khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt, có phương án đảm bảo cung cấp lương thực, thức phẩm, nước uống đảm bảo an toàn. Khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như lương khô, mỳ gói, nước uống đóng chai.Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý xác động vật, gia cầm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.Trường hợp các nguồn cấp nước như giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi. - Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG MƯA LŨ, NGẬP LỤT 1. Phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (tiêu chảy cấp, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A). - Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.- Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. - Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết.- Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh có vắc xin. - Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất 2. Phòng, chống bệnh đường hô hấp (cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp) - Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già. - Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. - Đảm bảo đủ dinh dưỡng. - Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất 3. Phòng, chống bệnh đau mắt đỏ - Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn. - Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn. - Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.- Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ. - Sử dụng các thuốc nhỏ mắt thông thường cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.- Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành. 4. Phòng, chống bệnh ngoài da (nấm chân, tay và một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài da) - Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát. - Không mặc áo quần ẩm ướt. - Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn. - Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân. 5. Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày. - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. - Loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. - Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết - Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.